NỘI DUNG THI BẰNG LÁI Ô TÔ
1. THI TỐT NGHIỆP:
Khi kết thúc khóa học, học viên sẽ được tham gia kì thi tốt nghiệp do Trường tự tổ chức và chấm thi để cấp chứng chỉ nghề và đủ điều kiện tham gia kì thi sát hạch. Thi tốt nghiệp gồm thi lý thuyết và thi thực hành.
2. THI SÁT HẠCH
Kì thi sát hạch do Sở GTVT tổ chức và chấm thi, xe sát hạch là xe của trường và có gắn thiết bị cảm biến điện tử. Thi sát hạch gồm 3 phần: lý thuyết, thực hành và đường trường.
a) Thi lý thuyết: thi trắc nghiệm trên máy tính:
Khi vào thi, máy tính sẽ hiện lên thông tin của thí sinh, thí sinh kiểm tra lại thông tin của mình, nếu chính xác thì bấm vào bắt đầu thi.
Máy tính sẽ lần lượt hiện 30 câu hỏi (rút trong bộ đề 450 câu). Mỗi câu hỏi sẽ có 2, 3 hoặc 4 phương án trả lời. Nếu thấy phương án nào đúng thì bạn dùng bàn phím nhập con số tương ứng với phương án đó, tức là đánh 1, hoặc 2, hoặc 3, hoặc 4. Sau đó dùng phím mũi tên xuống để chuyển sang câu tiếp theo. Cứ thế cho đến hết 30 câu trong khoảng thời gian thi là 25 phút.
Trong quá trình hoặc sau khi trả lời xong cả 30 câu, bạn lại có thể chuyển trở lại kiểm tra những câu đã trả lời.
Đối với hạng B1, B2 học viên thi đúng 26 câu trở lên là đạt, đối với học viên hạng C, D, E thi đúng 28 câu trở lên là thi đạt .
>>>> THAM KHẢO KINH NGHIỆM THI LÝ THUYẾT BẰNG LÁI XE Ô TÔ
b) Thi thực hành trên sa hình:
Là phần thi tương đối khó, điểm được chấm tự động bằng máy, điểm tối đa là 100, học viên thi 80 điểm trở lên là thi đạt. Bài thi thực hành trên sa hình bao gồm:
- Xuất phát
- Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
- Dừng xe và khởi hành ngang dốc
- Vệt bánh xe, đường hẹp vuông góc (hình chữ Z)
- Tín hiệu đèn giao thông
- Đường vòng quanh co (hình chữ S)
- Ghép xe dọc vào nơi đỗ
- Dừng xe có tín hiệu đèn sắt cắt qua
- Thay đổi số trên đường thẳng
- Ghép xe ngang vào nơi đỗ (đối với hạng C không có bài ghép ngang)
- Kết thúc
- Bài thi phụ: tình huống khẩn cấp
Bí quyết lớn nhất của thi lái xe trong sa hình là đi chậm, thật chậm. Đi chậm sẽ giúp ta đánh lái được chính xác, không vội vàng, có thời gian căn chỉnh bánh, dừng đúng chỗ và nhẹ nhàng tại điểm dừng xe.
Các xe tập lái và thi thường để ga-răng-ti cao nên vào số 1, không đặt vào chân ga thì xe đi cũng đã khá nhanh. Vì vậy muốn xe đi chậm thì phải đỡ được côn, tức là chân trái ấn côn vào sâu gần hết (không ấn hết côn) và giữ nguyên ở mức đó cho đến khi xe đi chậm như mình mong muốn. Nếu đỡ côn rồi mà xe có chỗ vẫn còn nhanh thì rà phanh, tức là đạp phanh khoảng một nửa cho xe đi chậm hơn. Đỡ được côn và rà được phanh sẽ giúp bạn điều khiển chiếc xe được theo ý mình, và chân côn là cái quan trọng nhất để giúp bạn qua môn sa hình.
>>>> THAM KHẢO KINH NGHIỆM THI SA HÌNH LÁI XE Ô TÔ
c) Thi đường trường:
Là phần thi cuối cùng, mỗi học viên sẽ thi trên xe đường trường có gắn camera TTSH giám sát, học viên sẽ lái trên 1 đoạn đường 2km gần nơi tổ chức sát hạch. Mục đích của phần thi này là kiểm tra tác phong và kỹ thuật lái xe cơ bản của học viên nên không khó nhưng học viên cũng không được chủ quan. . Điểm tối đa là 100, học viên thi 80 điểm trở lên là đạt
Khi thi đường trường lái xe ô tô cần lưu ý:
✔Khi được gọi tên, bạn lên xe, chào hỏi giám thị một cách thức lịch sự
✔Giống như bài sa hình, bạn cần làm các thao tác chuẩn bị: thắt dây an toàn, chỉnh ghế, gương chiếu hậu… cho phù hợp.
✔Sau khi sẵn sàng và được lệnh xuất phát, bạn bật xi-nhan trái, hạ phanh tay, vào số 1 cho xe chuyển bánh sau khi thấy đường đủ an toàn.
✔Trên đường, bạn thực hiện đúng các quy tắc giao thông liên quan đến biển báo, vạch kẻ đường, đèn giao thông, tránh trướng ngại vật, vượt xe khác… và tất nhiên, phải theo hiệu lệnh của giám thị trên xe.
✔Lưu ý bật xi-nhan phải rồi chạy chậm dần vào lề đường, khi xe dừng hẳn, về số 0, kéo phanh tay.
>>>> THAM KHẢO KINH NGHIỆM THI ĐƯỜNG TRƯỜNG LÁI XE Ô TÔ
0 nhận xét